-
Về việc phân biệt từ đơn với từ ghép:
-
Quan điểm lấy đơn vị "tiếng" làm tiêu chí phân loại:
- Dựa vào đặc trưng phân tiết tính của tiếng Việt, cho rằng hình vị hoàn toàn trùng với tiếng, mỗi tiếng là một hình vị.
- "Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ. Từ chỉ gồm một tiếng là từ đơn. Từ gồm hai tiếng hay nhiều tiếng là từ phức. Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ nghĩa với nhau được gọi là từ ghép. Còn những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng được gọi là từ láy" (Ngữ văn 6, tập 1- NXBGD 2003- Trang 14).
- Một số từ có hình vị không trùng với tiếng như những từ có âm thuần Việt hay từ vay mượn gốc Ấn- Âu được xếp vào từ ghép bởi cho rằng nghĩa của mỗi tiếng trong các phức thể có thể có nghĩa trong một giai đoạn nào đó.
-
Quan điểm lấy "hình vị" làm tiêu chí phân loại:
- Căn cứ vào số lượng hình vị để phân chia từ tiếng Việt thành từ đơn (do một hình vị tạo thành) và từ phức (do từ hai hình vị trở lên tạo thành).
- Một số từ có hình vị không trùng với tiếng như những từ có âm thuần Việt hay từ vay mượn gốc Ấn- Âu được xếp vào từ đơn đa âm để phân biệt với từ đơn đơn âm.
-
Việc phân biệt từ ghép với cụm từ:
-
Dựa vào đặc điểm nghĩa và mối quan hệ giữa các yếu tố:
-
Về mối quan hệ giữa các yếu tố:
- Một tổ hợp hình vị được coi là từ thì sự kết hợp giữa các hình vị đó phải thật chặt chẽ. Việc tách các hình vị ra sẽ ảnh hưởng đến ngữ nghĩa của từ.
- Trong cụm từ, quan hệ các từ là quan hệ "lỏng" nên có thể "tách", "chen" hay "mở rộng"cụm từ.
-
Về mặt ngữ nghĩa:
- Đối với từ ghép: Nghĩa của từ ghép là nghĩa tổng thể, tức là toàn bộ hình vị trong từ hợp lại mới biểu hiện ý nghĩa; nghĩa của từng hình vị trong từ ghép về cơ bản không giữ nguyên nghĩa gốc của nó.
- Đối với cụm từ: Nghĩa của cụm từ tự do là nghĩa tổng cộng, tức là nghĩa của toàn cụm từ bằng nghĩa của từng từ cộng lại và từng từ về cơ bản vẫn giữa nguyên nghĩa gốc của chúng.
-
Dựa vào khả năng cải biến của tổ hợp:
-
Thủ pháp "mở rộng": Nếu cho A và B là hai đơn vị đang xét thì khi thêm một yếu tố x vào tổ hợp AB:
- Nếu x quan hệ với từng yếu tố A, B một cách riêng lẻ thì AB là tổ hợp tự do.
- Nếu x có quan hệ với cả tổ hợp (A+B) thì đó là từ ghép.
-
Thủ pháp "chen":
- Nếu x chen vào giữa tổ hợp theo sơ đồ AxB thì AB là tổ hợp tự do.
- Nếu x không chen được thì AB là từ ghép.
-
Thủ pháp thay thế: Dùng các yếu tố tương tự để thay thế cho AB:
- Nếu có thể thay thế AB thì AB là cụm từ.
- Nếu không thể thay thế AB thì AB là từ ghép.
- Thủ pháp rút gọn: Một trong hai yếu tố A, B nếu rút gọn được thì AB là cụm từ, nếu không thì AB là từ ghép.
-
Cần phải khoanh vùng các từ ghép để phân biệt các trường hợp điển hình với các trường hợp đáng ngờ dễ lẫn với cụm từ:
-
Trường hợp từ ghép điển hình:
- Từ ghép có ít nhất một hình vị không độc lập, ví dụ: xanh lè, đỏ ối, tròn xoe,...
- Từ ghép biệt lập, ví dụ: tai hồng, (quạt) tai voi, (cổ) lá sen,...
- Từ ghép hợp nghĩa phi cá thể, ví dụ: chợ búa, đường xá, bếp núc,...
- Từ ghép phân nghĩa hai chiều điển hình, ví dụ: đoàn viên, đảng ủy, đảng bộ,...
- Từ ghép phân nghĩa một chiều do các hình vị có nghĩa tự do tạo nên nhưng chặt chẽ về hình thức, ví dụ: nhà máy, xe đạp, máy bơm,...
-
Cac trường hợp từ ghép "đáng ngờ" dễ lẫn với cụm từ:
- Trường hợp có cấu tạo: loại từ+ danh từ biệt loại, loại này có khuôn ngữ pháp cố định nhưng lại có bộ phận biến đổi được về từ vựng, ví dụ: con gà, cái nhà,...
- Trường hợp có cấu tạo: loại từ+ vị từ, ví dụ: niềm vui, sự hy sinh, vẻ đẹp,...
- Trường hợp có cấu tạo: danh từ+ tính từ, thường gồm hai hình vị tự do, có kết cấu không chặt chẽ, có thể tách, che, mở rộng theo từng hoàn cảnh. Do đó để phân biệt phải căn cứ vào cả hoàn cảnh xuất hiện. Ví dụ: hoa hồng, chim non, sổ đỏ,...
- Trường hợp các phức thể nhiều âm tiết với các phức thể song tiết được xây dựng theo cùng một mẫu nhưng khác nhau về số lượng âm tiết. Có người cho rằng đó là các cụm từ và xem chúng là những ngữ cố định, có người lại cho chúng là từ ghép do từ- ngữ nghĩa của chúng là từ- ngữ nghĩa của từ ghép. Ví dụ: nhà biên kịch, nhà nghiên cứu, tính khoa học, chủ nghĩa xã hội,...
- Trường hợp phức thể gồm hai đơn vị, kết cấu khá chặt chẽ, rất giống với từ ghép phân nghĩa. Nhưng các đơn vị trung tâm về cơ bản vẫn giữ nguyên ý nghĩa khái quát của nó (giống cụm từ). Có thể coi loại này là những đơn vị trung gian giữa từ ghép với các ngữ cố định.