1. QUY LUẬT ĐỒNG NHẤT
    1. Cơ sở khách quan
      1. Tính ổn định tương đối, trạng thái đứng im đối với sự vật.
      2. Quy định tính xác định của ý nghĩ, tư tưởng về đối tượng nhất định ở phẩm chất xác định. Bản thân ý nghĩa tuân thủ quy luật này phản ánh sự đồng nhất trừu tượng của đối tượng với chính nó.
    2. Nội dung
      1. Trong quá trình suy nghĩ, lập luận một tư tưởng đã định hình phản ánh về đối tượng ở phẩm chất xác định phải là đơn nghĩa và luôn đồng nhất với chính nó.
    3. Công thức
      1. a là a
      2. a = a
      3. a -> a
      4. a là một tư tưởng bất kỳ phản ánh về một đối tượng xác định nào đó.
    4. Yêu cầu.
      1. Đồng nhất
        1. Tư duy với sự vật về mặt phản ánh.
        2. Tư tưởng với ngôn ngữ diễn đạt tư tưởng.
    5. Lỗi logic
      1. Ngộ biện
        1. Sai mà không biết.
      2. Nguỵ biện
        1. Biết mà cố tình sai.
    6. Ý nghĩa
      1. Đảm bảo cho tư duy rõ ràng, nhất quán
      2. Tránh lỗi logic
      3. Khắc phục
        1. Tính mơ hồ về nội dung vấn đề.
        2. Tính không cụ thể của phạm vi vấn đề.
  2. QUY LUẬT CẤM MÂU THUẪN
    1. Cơ sở khách quan
      1. Đối tượng ở một phẩm chất xác định, không thể đồng thời vừa là nó vừa không phải là nó.
      2. Một thuộc tính bất kỳ vốn có của sự vật không thể đồng thời vừa tồn tại vừa không tồn tại, vừa nằm trong mối quan hệ này lại không đồng thời nằm trong quan hệ đó.
    2. Nội dung
      1. Không được khẳng định và phủ định một sự vật, hiện tượng nào đó trong cùng một thời gian và cùng một mối quan hệ.
    3. Công thức
      1. 7(a˄7a)
      2. a˄7a=0
      3. Lưu ý
        1. Mâu thuẫn biện chứng
          1. Ở mọi đối tượng, quá trình vận động, biến đổi.
        2. Mâu thuẫn logic
          1. Trong tư duy khi phản ánh về đối tượng ở phẩm chất xác định
    4. Yêu cầu, lỗi logic
      1. Không được mâu thuẫn trực tiếp trong tư duy
        1. Khẳng định rồi phủ định ngay nó ở một đối tượng, một thời điểm, một quan hệ.
        2. Quá trình tư duy không có mâu thuẫn trực tiếp.
      2. Không được mâu thuẫn gián tiếp trong tư duy
        1. Khẳng định một dấu hiệu, lại phủ nhận hệ quả tất yếu của nó.
        2. Quá trình tư duy không có mâu thuẫn gián tiếp.
      3. Mâu thuẫn trực tiếp khó thấy hơn mâu thuẫn gián tiếp
      4. Lưu ý
        1. Thừa nhận vấn đề này là đúng thì không thừa nhận vấn đề khác đối lập đúng.
        2. Không từ tiền đề sai khẳng định mệnh đề đối lập sai/đúng.
        3. Tư duy không nhầm lẫn, tự ý thay đổi quan hệ khi xem xét.
    5. Ý nghĩa
      1. Tránh mâu thuẫn trong tư duy, đảm bảo tính chặt chẽ, mạch lạc của tư tưởng.
      2. Rèn luyện tư duy rõ ràng, chính xác, phản ánh chân thực, hiện thực khách quan.
      3. Tư duy không mâu thuẫn thì mới phản ánh đúng mâu thuẫn biện chứng.
  3. QUY LUẬT BÀI TRUNG
    1. Cơ sở khách quan
      1. Trong tự nhiên
      2. Trong khoảng không gian
      3. Trong khoảng thời gian
      4. Điều kiện xác định
      5. Một sự vật hay một thuộc tính của sự vật
        1. Không thể vừa tồn tại vừa không tồn tại.
        2. Chỉ có thể tồn tại hoặc không tồn tại.
    2. Nội dung
      1. Trong một khoảng không gian, thời gian và trong những điều kiện xác định. Nếu có hai tư tưởng mâu thuẫn nhau
        1. Một tư tưởng đúng, một tư tưởng sai.
        2. Ít nhất một trong hai tư tưởng là sai.
        3. Không thể có tư tưởng thứ 3 nào khác.
    3. Công thức
      1. a hoặc phủ định của a
      2. a v 7a
    4. Yêu cầu
      1. Tư duy phải quyết đoán để tìm ra kết luận chính xác cho hành động.
      2. Mọi người không được né tránh sự thừa nhận tính chân thực của một trong hai phán đoán có quan hệ phủ định nhau, không được tìm kiếm một phán đoán thứ ba nào khác.
      3. Không được đồng nhất QLBT với hệ quả của 2 QLĐN và QLCMT.
    5. Lỗi logic
      1. Vấn đề được đặt ra/ định hình không phải theo cách giải pháp mâu thuẫn nhau.
      2. Những mệnh đề đưa ra là vô nghĩa.
      3. Những câu hỏi đưa ra một cách thích hợp dưới dạng tình thế phải lựa chọn, việc lãng tránh cái xác định (Đúng/sai), cố tình tìm kiếm cái trung gian thứ ba sẽ sai lầm.
      4. Sử dụng một trong hai phán đoán mâu thuẫn hoặc sử dụng cả hai phán đoán mâu thuẫn đó trong một phán đoán phức.
    6. Ý nghĩa
      1. Làm rõ hơn tính xác định, tính không mâu thuẫn, quyết đoán, độc lập của tư duy.
      2. Giúp con người tránh được những biểu hiện không xác định, không rõ ràng, không nhất quán trong lập luận.
      3. Là cơ sở của nhiều suy luận và chứng minh gián tiếp.
  4. QUY LUẬT LÍ DO ĐẦY ĐỦ
    1. Cơ sở khách quan
      1. Các sự vật, hiện tượng chỉ xuất hiện, tồn tại và phát triển được khi có đầy đủ những nguyên nhân và những điều kiện cho nguyên nhân đó có thể trở thành kết quả.
      2. Có đủ cơ sở, đủ căn cứ.
    2. Nội dung
      1. Một tư tưởng chỉ được công nhận là chân thực khi có đủ lý do để chứng minh tính chân thực của nó.
      2. Yêu cầu về tính có căn cứ của tư tưởng
        1. Thừa nhận một tư tưởng bất kỳ là chân thực khi ta đã tìm vạch đủ lý lẽ, cơ sở để chứng mình.
        2. Vi phạm QL trong trường hợp thừa nhận một tư tưởng là đúng mà cơ sở, lý lẽ đưa ra lại không thuyết phục.
    3. Công thức
      1. A = (a + b + c + ....)
    4. Yêu cầu
      1. Muốn khẳng định bất kỳ tư tưởng nào đó là chân thực, phải có đủ cơ sở để lập luận cho tính đúng đắn, cơ sở của nó
      2. Các tư tưởng, tri thức dùng làm tiền đề cho quá trình nhận thức, tư duy tiếp theo phải có tri thức chân thực, phải có quan hệ tất yếu với cái mà ta cần chứng minh.
    5. Lỗi logic
      1. Kết luận thiếu cơ sở
      2. Không còn cơ sở, dựa vào uy tín của người khác
      3. Dựa vào quan niệm duy tâm không kiểm chứng được
    6. Ý nghĩa
      1. Đảm bảo cho tính có cơ sở của kết luận, tạo cho tư duy tính chính xác, tính có căn cứ trong quá trình phản ánh hiện thực khách quan.
      2. Giúp con người phản ánh đúng đắn thế giới khách quan, tránh những sai lầm không cần thiết.