1. Tên gọi, mục đích và chức năng
    1. Tên gọi
      1. Ban đầu thì xoay quanh việt hoạt động và trao đổi kinh nghiệm học tập, kiến thức giữa các thành viên trong câu lạc bộ bằng tiếng thái, sau này khi đã hoạt động lâu dài thì sẽ phụ thuộc vào sự đóng góp ý kiến của từng thành viên
    2. Mục đích
      1. • Xây dựng môi trường để sinh viên của khoa tiếng Thái nói riêng và trường ĐHNN - ĐH Đà Nẵng nói chung, những sinh viên muốn học và yêu thích tiếng Thái có thể sử dụng tiếng Thái và thực hành những kỹ năng ngôn ngữ được học một cách tự nhiên và hào hứng.
      2. • Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về khả năng tiếng Thái thông qua các hoạt động của Câu lạc bộ
      3. • Tạo nơi giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm học tiếng Thái cho những người yêu thích tiếng Thái, muốn rèn luyện các kỹ năng sử dụng tiếng Thái làm công cụ giao tiếp.
      4. • Xây dựng một địa chỉ tư vấn phương pháp học và rèn luyện tiếng Thái cho SV trong trường, và là nơi SV trao đổi những nội dung mang tính chất tiếng Thái chuyên ngành của các lĩnh vực học tập, nghiên cứu khác nhau.
      5. • Tạo dựng một sân chơi lành mạnh, sôi nổi, và bổ ích, thu hút đông đảo SV tham gia, góp phần làm phong phú đời sống sinh hoạt tập thể cho sinh viên.
    3. Chức năng
      1. • Câu lạc bộ tiếng Thái hoạt động trong lĩnh vực rèn luyện, học tập tiếng Thái, những hoạt động có mục đích khác không nằm trong lĩnh vực hoạt động của Câu lạc bộ.
      2. • Tổ chức các hoạt động học tập, rèn luyện, bồi dưỡng, vui chơi lành mạnh, giao lưu văn hoá văn nghệ, tổ chức các cuộc thi, các ngày hội văn hoá liên quan tới tiếng Thái.
  2. Tổ chức và điều hành câu lạc bộ
    1. Tổ chức và điều hành
      1. - Câu lạc bộ được tổ chức và điều hành bởi Ban chủ nhiệm câu lạc bộ.
      2. - Ban chủ nhiệm có các Nhóm chuyên trách giúp việc:
        1. . Nhóm Tư vấn học tập
        2. . Nhóm Biên tập nội dung
        3. . Nhóm Quản lý thành viên
          1. Trưởng nhóm
          2. Phó trưởng nhóm
        4. . Nhóm Quản lý tài chính.
        5. Tùy vào nội dung thì BCN sẽ phân công thích hợp...
      3. - Ban cố vấn thực hiện chức năng cố vấn và thẩm định các chương trình và nội dung hoạt động của Câu lạc bộ.
    2. Thành viên và các quy định
      1. Điều kiện làm thành viên Câu lạc bộ tiếng Thái
        1. Sinh viên biết sử dụng tiếng thái
        2. Tán thành quy chế hoạt động của Câu lạc bộ
      2. Kết nạp thành viên và ra khỏi Câu lạc bộ
        1. Kết nạp thành viên
          1. Họ và tên
          2. Lớp đang theo học và khóa (ví dụ khóa 10 12 13)
          3. Mã số sinh viên
          4. Điện thoại liên lạc
        2. Ra khỏi Câu lạc bộ
          1. Thành viên của Câu lạc bộ có nguyện vọng xin ra khỏi Câu lạc bộ phải có đơn gửi Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ.
          2. Các thành viên không có ý thức tốt khi tham gia, có biểu hiện chống phá, cá nhân chủ nghĩa, vụ lợi cá nhân hoặc nhóm thiểu số sẽ bị khai trừ khỏi Câu lạc bộ.
          3. Thể thức xin ra và khai trừ thành viên khỏi Câu lạc bộ do Ban chủ nhiệm quyết định.
        3. Thông tin này gửi về mail của Ban chủ nhiệm CLB
      3. Quyền lợi của thành viên Câu lạc bộ
        1. • Được tham gia vào các hoạt động chính thức của Câu lạc bộ.
        2. • Được tư vấn, giúp đỡ trước những khó khăn trong quá trình học tiếng Anh.
        3. • Được tham gia các chương trình phối hợp giữa Câu lạc bộ với các tổ chức trong và ngoài nhà trường để nâng cao trình độ tiếng Thái,
        4. • Có quyền đưa ra các ý kiến đóng góp xây dựng Câu lạc bộ.
        5. • Có quyền xin ra khỏi Câu lạc bộ nếu có nguyện vọng.
      4. Nghĩa vụ của thành viên Câu lạc bộ
        1. • Chấp hành nghiêm chỉnh quy chế và mọi quy định sinh hoạt của Câu lạc bộ.
        2. • Tích cực tham gia các hoạt động của Câu lạc bộ.
        3. • Tích cực đóng góp ý kiến và nội dung để xây dựng Câu lạc bộ.
        4. • Tham gia các chương trình sinh hoạt của Câu lạc bộ đúng giờ và đầy đủ.
        5. • Tham gia vào việc thu xếp, dọn dẹp phòng học trước và sau mỗi buổi sinh hoạt.
        6. • Đóng phí thành viên đầy đủ.
    3. Tài chính của Câu lạc bộ
      1. • Câu lạc bộ duy trì hoạt động của mình bằng nguồn tài chính chủ yếu được xây dựng từ khoản đóng lệ phí thường xuyên của mỗi thành viên.
      2. • Các hoạt động không phục vụ cho các hoạt chính thức của Câu lạc bộ không được sử dụng kinh phí từ lệ phí đóng góp của các thành viên.
      3. • Kinh phí hỗ trợ, tài trợ của các cá nhân, các đơn vị, các tổ chức trong và ngoài trường được tính vào nguồn kinh phí chung của Câu lạc bộ.
      4. • Việc quản lý tài chính của Câu lạc bộ do thủ quĩ của Câu lạc bộ quản lý và bảo đảm chế độ báo cáo thường xuyên.
      5. • Các quyết định sử dụng tài chính tuỳ theo mức độ sẽ được Ban chủ nhiệm quyết định.
    4. Khen thưởng và kỷ luật
      1. • Những thành viên, nhóm thành viên có đóng góp tích cực cho Câu lạc bộ được ghi nhận trong quá trình tham gia các hoạt động sẽ được khen thưởng.
      2. • Những thành viên vi phạm quy chế, tuỳ theo mức độ sẽ bị kỷ luật từ khiển trách đển khai trừ ra khỏi Câu lạc bộ.
      3. • Việc quyết định khen thưởng và kỷ luật thành viên phải được Ban chủ nhiệm họp thông qua.
      4. • Việc thực hiện quyết định khen thưởng và kỷ luật phải công khai đối với tất cả các thành viên của Câu lạc bộ.
    5. Tổ chức thực hiện
      1. Phạm vi điều chỉnh của quy chế
      2. Hiệu lực của Quy chế
  3. Hoạt động
    1. Nguyên tắc hoạt dộng
      1. • Câu lạc bộ tiếng Thái hoạt động dựa trên nguyên tắc tự nguyện tham gia của các thành viên, dân chủ trong hoạt động và quản lý tập trung.
      2. • Câu lạc bộ hoạt động theo sự tổ chức và điều hành của Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ, nhưng chịu sự quản lý, giám sát của CLB Khoa Học Trẻ.
      3. •Hoạt động của câu lạc bộ được xây dựng dựa trên sự đóng góp nội dung hoạt động của các thành viên. Các nội dung hoạt động của câu lạc bộ được chọn lựa dựa trên một số tiêu chí:
        1. - Thu hút được đông đảo các thành viên tham gia.
        2. - Thúc đẩy được phong trào học tiếng Thái cho các thành viên của câu lạc bộ và sinh viên trong trường.
        3. - Nội dung mang tính vui nhộn, hấp dẫn, sinh động.
        4. - Không có ảnh hưởng xấu tới thuần phong mỹ tục, đạo đức, tư tưởng và lối sống của sinh viên.
        5. - Không có các nội dung xuyên tạc và vi phạm pháp luật nhà nước, an ninh quốc gia và hoạt động tôn giáo.
        6. - Khuyến khích các ý tưởng mới lạ về hình thức hoạt động.
        7. - Các thành viên của Câu lạc bộ phải nộp phí thành viên để duy trì hoạt động cho Câu lạc bộ.
    2. Hình thức hoạt động
      1. Hoạt động thường xuyên
        1. Hoạt động giải trí
          1. Tổ chức các buổi nói chuyện về một chủ đề hay vấn đề tự chọn bằng tiếng Thái
          2. Tổ chức các trò chơi dân gian của Thái Lan
          3. Tổ chức các buổi văn nghệ về các ca khúc Thái
          4. Hướng dẫn cách làm và chế biến các món ăn Thái Lan
          5. Hướng dẫn các bài múa đặc trưng của Thái.
        2. Kỹ năng
          1. Giao tiếp
          2. kỹ năng nghe
          3. kỹ năng nói
          4. Luyện âm
          5. Thực hành
          6. kỹ năng đọc
          7. kỹ năng viết
          8. Kỹ năng này sẽ được rèn luyện trong quá trình trao đổi giữa các thành viên hay tham gia các hoạt động trong CLB
          9. Kỹ năng sẽ được rèn luyện trong các trò chơi và các hoạt động trong CLB
        3. Lịch sử & Văn hóa
        4. Các hoạt động có thể thay đổi trong quá trình hoạt động của CLB
        5. Về Kỹ năng thì sẽ được chú trọng chủ yếu trong CLB, giúp các thành viên cải thiện ngôn ngữ chuyên ngành của bản thân
      2. Hoạt động thường kỳ
        1. • Câu lạc bộ xây dựng kế hoạch tổ chức và duy trì các hoạt động thường kỳ. Các hoạt động thường kỳ có thể được tổ chức theo tháng hoặc theo các ngày đặc biệt của Thái Lan
        2. • Bên cạnh đó, câu lạc bộ có thể tổ chức các hoạt động ngoài trường như đi picnic, cắm trại...
    3. Thời gian
    4. Địa điểm
    5. Chưa chính thức đi vào hoạt động nên thời gian sẽ do Ban chủ nhiệm CLB xem xét
    6. Thuận tiện là ngành Ngôn Ngữ Thái Lan có riêng một phòng sinh hoạt riêng là B302. Nên phòng hoạt động của câu lạc bộ là B302