1. Số và phép tính
    1. Số tự nhiên
      1. Số tự nhiên và các phép tính với số tự nhiên
        1. Ôn tập về số tự nhiên và các phép tính với số tự nhiên
          1. Đọc, viết, so sánh, xếp thứ tự được các số tự nhiên
          2. VD: Bài 4. Viết các số sau theo số thứ tự : (Ôn tập về số tự nhiên - T147) a) Từ bé đén lớn: 4856; 3999; 5498; 5468 b) Từ lớn đén bé: 2763; 2736; 3726; 3762
          3. Thực hiện được các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số tự nhiên. Vận dụng được tính chất của phép tính với số tự nhiên để tính nhẩm và tính hợp lí
          4. VD: Bài 5: Tìm chữ só thích hợp để khi viết vào ô trống ta được: (Ôn tập về số tự nhiên - T148) a) ...43 chia hết cho 3 b) 2...7 chia hết cho 9 c) 81... chia hết cho cả 2 và 5 d) 46... chia hết cho cả 3 và 5
          5. Ước lượng và làm tròn được số trong những tính toán đơn giản
          6. Giải quyết được vấn đề gắn với việc giải các bài toán có đến bốn bước tính liên quan đến các phép tính về số tự nhiên; liên quan đến quan hệ phụ thuộc trực tiếp và đơn giản
          7. VD: Bài 2 (Trang 170) Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi 120m . Chiều dài hơn chiều dài rộng 10m. Tính diện tích mảnh đất đó
          8. 1. Tổng CD + CR mảnh đất 2. Vẽ sơ đồ 3. CD mảnh đất 4. CR mảnh đất 5. Diện tích mảnh đất
    2. Phân số
      1. Phân số và các phép tính với phân số
        1. Ôn tập về phân số và các phép tính với phân số
          1. Rút gọn được phân số
          2. VD: Rút gọn các phân số (Ôn tập: Tính chất cơ bản của phân số) 15/25 ; 18/27 ; 36/64
          3. Quy đồng, so sánh, xếp thứ tự được các phân số trong trường hợp có một mẫu số chia hết cho các mẫu số còn lại
          4. VD: Viết các phân số sau theo thứ tự từ bé đến lớn (Ôn tập: So sánh 2 phân số) a) 8/9; 5/6; 17/18 b) 1/2; 3/4; 5/8
          5. Thực hiện được phép cộng, phép trừ các phân số trong trường hợp có một mẫu số chia hết cho các mẫu số còn lại và nhân, chia phân số
          6. VD: - Phép cộng, phép trừ: Bài 2: Tính (Ôn tập: Phép cộng và phép trừ hai phân số) a) 3+ 2/5 b) 4 – 5/7 c) 1- ( 2/5+ 1/3) - Nhân chia phân số: Bài 1: Tính (Ôn tập: phép nhân và phép chia hai phân số) a) 3/10 x 4/9 6/5 : 3/7 3/4 x 2/5 b) 4 x 3/8 3:1/2 1/2 : 3
          7. Thực hiện được phép cộng, phép trừ hai phân số bằng cách lấy mẫu số chung là tích của hai mẫu số
          8. VD: Bài 1: Tính (Ôn tập: phép cộng và phép trừ hai phân số ) a) 6/7 + 5/8 b) 3/5 – 3/8 c) 1/4 + 5/6 d) 4/9 – 1/6
          9. Nhận biết được phân số thập phân và cách viết phân số thập phân ở dạng hỗn số
          10. VD: Bài 1a (Trang 38) Chuyển các phân số thập phân thành hỗn số: a) 162/10 b) 734/10 c) 5608/100 d) 605/100
          11. Giải quyết được vấn đề gắn với việc giải các bài toán (có một hoặc một vài bước tính) liên quan đến các phép tính về phân số.
          12. VD: (Ôn tập: Phép nhân và phép chia hai phân số): Một tấm bìa hình chữ nhật có chiều dài 1/2 m , chiều rộng 1/3 m. Chia tấm bìa đó thành 3 phần bằng nhau. Tính diện tích của mỗi phần.
    3. Số thập phân
      1. Số thập phân
        1. Số thập phân
          1. Đọc, viết được số thập phân
          2. VD: Bài 1: Đọc mỗi số thập phân sau (Khái niệm số thập phân (tiếp theo) - Trang 37) 9,4 ; 7,98 ; 25,477 ; 206,075 ; 0,307
          3. Nhận biết được số thập phân gồm phần nguyên, phần thập phân và hàng của số thập phân
          4. VD: Bài 2 : Đọc số thâp phân ; nêu phần nguyên, phần thập phân và giá trị theo vị trí của mỗi chữ số ở từng hàng (Hàng của số thập phân. Đọc, viết số thập phân) a) 2,35 b) 301,80 c) 1942,54 d) 0,032
          5. Thể hiện được các số đo đại lượng bằng cách dùng số thập phân
          6. Bài 3 : Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm (Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân - Trang 44) a) 8m 6dm = ... m b) 2dm 2cm = ... dm c) 3m 7cm = ... m d) 23m 13cm = ... m
        2. So sánh các số thập phân
          1. Nhận biết được cách so sánh hai số thập phân
          2. Bài 1: So sánh hai số thập phân (So sánh hai số thập phân trang - Trang 41) a) 48,97 và 51,02; b) 96,4 và 96,38; c) 0,7 và 0,65.
          3. Thực hiện được việc sắp xếp các số thập phân theo thứ tự (từ bé đến lớn hoặc ngược lại) trong một nhóm có không quá 4 số thập phân
          4. VD: Bài 2: Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn (So sánh hai số thập phân - Trang 43) 42,538 ; 41,835 ; 42,358 ; 41,538.
        3. Làm tròn số thập phân
          1. Làm tròn được một số thập phân tới số tự nhiên gần nhất hoặc tới số thập phân có một hoặc hai chữ số ở phần thập phân
      2. Các phép tính với số thập phân
        1. Các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số thập phân
          1. Thực hiện được phép cộng, phép trừ hai số thập phân
          2. VD: Đặt tính rồi tính (Cộng hai số thập phân - Trang 50) a) 7,8 + 9,6 b) 34,82 + 9,75 c) 57,648 + 35,37
          3. Thực hiện được phép nhân một số với số thập phân có không quá hai chữ số ở dạng: a,b và 0,ab
          4. VD: Đặt tính rồi tính: a) 2,5 x 7 b) 4,18 x 5 c) 0,256 x 8 d) 6,8 x 15
          5. Thực hiện được phép chia một số với số thập phân có không quá hai chữ số khác không ở dạng: a,b và 0,ab
          6. VD: Đặt tính rồi tính (Chia một số thập phân cho một số tự nhiên - Trang 63) a) 67,2 : 7 b) 3,44 : 4 c) 42,7 : 7 d) 46,827 : 9
          7. Vận dụng được tính chất của các phép tính với số thập phân và quan hệ giữa các phép tính đó trong thực hành tính toán
          8. VD: Thực hiện phép cộng rồi dùng tính chất giao hoán để thử lại (Cộng hai số thập phân - Trang 49) a) 9,46 + 3,8 b) 45,08 + 24,97 c) 0,07 + 0,09.
          9. Thực hiện được phép nhân, chia nhẩm một số thập phân với (cho) 10; 100; 1000;... hoặc với (cho) 0,1; 0,01; 0,001;...
          10. VD: Nhân nhẩm (Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000, ... - Trang 57) a) 1,4 x 10 9,63 x 10 5,328 x 10 b) 2,1 x 100 25,08 x 100 4,061 x 100 c) 7,2 x 1000 5,32 x 1000 0,894 x 1000
          11. Giải quyết vấn đề gắn với việc giải các bài toán (có một hoặc một vài bước tính) liên quan đến các phép tính với các số thập phân
          12. VD: (Nhân một số thập phân với một số thập phân - Trang 58) Một vườn cây hình chữ nhật có chiều dài 15,62m và chiều rộng 8,4m. Tính chu vi và diện tích vườn cây đó.
    4. Tỉ số - Tỉ số phần trăm
      1. Tỉ số - Tỉ số phần trăm
        1. Tỉ số - Tỉ số phần trăm
          1. Nhận biết được tỉ số, tỉ số phần trăm của hai đại lượng cùng loại
          2. VD: Viết thành tỉ số phần trăm (theo mẫu) (Giải toán về tỉ số phần trăm - Trang 75) 0,57 ; 0,3 ; 0,234 ; 1,35. Mẫu : 0,57 = 57%
          3. Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải các bài toán liên quan đến: tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó; tính tỉ số phần trăm của hai số; tìm giá trị phần trăm của một số cho trước
          4. VD: (Giải toán về tỉ số phần trăm(tiếp theo) - Trang 76) Một người bán 120kg gạo, trong đó có 35% là gạo nếp. Hỏi người đó bán được bao nhiêu ki-lô-gam gạo nếp ?
          5. Nhận biết được tỉ lệ bản đồ. Vận dụng được tỉ lệ bản đồ để giải quyết một số tình huống thực tiễn
          6. VD: (Một số dạng bài toán đã học - Trang 171) Hình bên là biểu đồ cho biết tỉ lệ xếp loại học lực của học sinh khối lớp 5 Trường Tiểu học Thắng Lợi. Tính số học sinh mỗi loại, biết số học sinh xếp loại học lực khá là 120 học sinh.
        2. Sử dụng máy tính cầm tay
          1. Làm quen với việc sử dụng máy tính cầm tay để thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số tự nhiên; tính tỉ số phần trăm của hai số; tính giá trị phần trăm của một số cho trước
          2. VD: (Sử dụng máy tính bỏ túi để giải toán về tỉ số phần trăm - Trang 83): Trong bảng sau, cột cuối cùng ghi tỉ số phần trăm của số học sinh nữ và tổng số học sinh của một số trường. Hãy dùng máy tính bỏ túi để tính và viết kết quả vào cột đó.
  2. Hình học và đo lường
    1. Hình học trực quan
      1. Hình phẳng và hình khối
        1. Quan sát, nhận biết, mô tả hình dạng và đặc điểm của một số hình phẳng và hình khối đơn giản
          1. Nhận biết được hình thang, đường tròn, một số loại hình tam giác như tam giác nhọn, tam giác vuông, tam giác tù, tam giác đều
          2. VD: + Hình thang: (Bài 1 - Trang 91): Trong các hình dưới đây hình nào là hình thang? SGK yêu cầu HS phải dựa vào tính chất của hình thang để nhận biết được đâu là hình thang trong bài tập. + Đường tròn: (Trong phần đầu bài - Trang 96) SGK vẽ hình ảnh chiếc compa vẽ một hình tròn với chú thích “Đầu chì của compa vạch trên tờ giấy một đường tròn” giúp HS nhận biết được đường tròn. + Một số loại hình tam giác (Trong phần đầu bài - Trang 85) a) Hình tam giác. SGK giới thiệu một số loại hình tam giác giúp HS nhận biết một số loại hình tam giác như tam giác nhọn, tam giác vuông, tam giác tù, tam giác đều.
          3. Nhận biết được hình khai triển của hình lập phương, hình hộp chữ nhật và hình trụ
          4. VD: Trong phần đầu bài trang 107 a) Hình hộp chữ nhật. SGK vẽ hình hộp chữ nhật với chú thích: Hình hộp chữ nhật có sáu mặt (như hình vẽ): hai mặt đáy (mặt 1 và mặt 2) và bốn mặt bên (mặt 3, mặt 4, mặt 5 và mặt 6) đề là hình chữ nhật. Mặt 1 bằng mặt 2, mặt 3 bằng mặt 5, mặt 4 bằng mặt 6. b) Hình lập phương. SGK vẽ hình lập phương với chú thích: Hình lập phương có sáu mặt là các hình vuông bằng nhau. Giúp HS nhận biết được hình khai triển của hình lập phương, hình hộp chữ nhật.
        2. Thực hành vẽ, lắp ghép, tạo hình gắn với một số hình phẳng và hình khối đã học
          1. Vẽ được hình thang, hình bình hành, hình thoi (sử dụng lưới ô vuông)
          2. VD: (Bài 3 - Trang 92): Vẽ thêm hai đoạn thẳng vào mỗi hình dưới đây để được hình thang. SGK yêu cầu HS vẽ thêm hai đoạn đẳng vào mỗi hình trên lưới ô vuông để được hình thang.
          3. Vẽ được đường cao của hình tam giác
          4. VD: (Bài 2 - Trang 86): Hãy chỉ ra đáy và đường cao tương ứng được vẽ trong mỗi hình tam giác dưới đây. Qua yêu cầu của bài trên HS có thể dựa vào việc chỉ ra được đường cao của các hình tam giác mà từ đó vẽ được đường cao của hình tam giác.
          5. Vẽ được đường tròn có tâm và độ dài bán kính hoặc đường kính cho trước
          6. VD: (Bài 1 - Trang 96): Vẽ đường tròn có a) Bán kính 3cm; b) Đường kính 5cm. Qua yêu cầu của BT trên HS có thể vẽ được đường tròn có tâm và độ dài bán kính hoặc đường kính cho trước.
          7. Giải quyết được một số vấn đề về đo, vẽ, lắp ghép, tạo hình gắn với một số hình phẳng và hình khối đã học, liên quan đến ứng dụng của hình học trong thực tiễn, liên quan đến nội dung các môn học như Mĩ thuật, Công nghệ, Tin học
    2. Đo lường
      1. Đo lường
        1. Biểu tượng về đại lượng và đơn vị đo đại lượng
          1. Nhận biết được các đơn vị đo diện tích: km2 (ki-lô-mét vuông), ha (héc-ta)
          2. VD: (Trang 29 - Bài 1): Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 60 000m2 = ... ha 1800ha = ... km2 800 000m2 = ... ha 27000 ha = ... km2
          3. Nhận biết được “thể tích” thông qua một số biểu tượng cụ thể
          4. VD: Qua các ví dụ ở đầu bài - Trang 114, HS quan sát mô hình trực quan theo hình vẽ trong các ví dụ trong sgk từ đó HS hình thành biểu tượng về thể tích của một hình.
          5. Nhận biết được một số đơn vị đo thể tích thông dụng: cm3 (xăng-ti-mét khối), dm3 (đề-xi-mét khối), m3 (mét khối)
          6. VD: SGK giới thiệu các khái niệm về cm3, dm3 và m3 qua phần đầu của bài “Xăng-ti-mét khối. Đề-xi-mét khối” và bài “Mét khối”, HS nhận biết được một số đơn vị đo thể tích thông dụng.
          7. Nhận biết được vận tốc của một chuyển động đều; tên gọi, kí hiệu của một số đơn vị đo vận tốc: km/h (km/giờ), m/s (m/giây)
          8. VD: - Nhận biết được vận tốc của một chuyển động đều: (Bài 2 - Trang 139): Một máy bay bay được 1800km trong 2,5 giờ. Tính vận tốc của máy bay. - Tên gọi, kí hiệu của một số đơn vị vận tốc: + (Trang 139 - Bài 2) Một máy bay bay được 1800km trong 2,5 giờ. Tính vận tốc của máy bay. + (Trang 139 Bài 3:) Một người chạy được 400m trong 1 phút 20 giây. Tính vận tốc chạy của người đó với đơn vị đo là m/giây.
        2. Thực hành đo đại lượng
          1. Sử dụng được một số dụng cụ thông dụng để thực hành cân, đo, đong, đếm, xem thời gian, mua bán với các đơn vị đo đại lượng và tiền tệ đã học
          2. VD: (Bài 3 - Trang 157): Đồng hồ chỉ bao nhiêu giờ và bao nhiêu phút? Qua việc xem hình ảnh đồng hồ chỉ mấy giờ HS có thể xem được thời gian với đơn vị đo thời gian đã học.
        3. Tính toán và ước lượng với các số đo đại lượng
          1. Thực hiện được việc chuyển đổi và tính toán với các số đo thể tích (cm3, dm3, m3) và số đo thời gian
          2. VD: - Bài 2 (Trang 117): Viết số thích hợp vào chỗ chấm: a) 1dm3 = … cm3 375dm3 = …cm3 5,8dm3 = …cm3 4545 dm3 = …cm3 b) 2000 cm3 = …dm3 154000cm3 = … dm3 490000cm3 = ….dm3 5100cm3 =… dm3 => Qua bài tập trên HS thực hiện được việc chuyển đổi với các số đo thể tích cm3, dm3. - Bài 2 (Trang 137): Tính: a) (3 giờ 40 phút + 2 giờ 25 phút) x 3; b) 3 giờ 40 phút + 2 giờ 25 phút x 3; c) (5 phút 35 giây + 6 phút 21 giây): 4; d) 12 phút 3 giây x 2 + 4 phút 12 giây: 4. => Qua bài tập trên HS thực hiện được việc chuyển đổi và tính toán với số đo thời gian.
          3. Tính được diện tích hình tam giác, hình thang
          4. VD: Bài 2 (Trang 95): Diện tích của hình thang ABED lớn hơn diện tích của hình tam giác BEC bao nhiêu đề - xi – mét vuông? HS thực hiện tính diện tích hình thang và diện tích hình tam giác qua hình vẽ để so sánh diện tích của cả hai hình với nhau.
          5. Tính được chu vi và diện tích hình tròn
          6. VD: - Bài 1 (Trang 98): Tính chu vi hình tròn có đường kính d: a) d = 0,6cm; b) d = 2,5dm; c) d = 4/5 m. - Bài 1 (Trang 100): Tính diện tích hình tròn có bán kính r: a) r = 5cm; b) r = 0,4dm c) r = 3/5 m => Qua hai bài tập trên, HS tính được chu vi và diện tích hình tròn.
          7. Tính được diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương
          8. VD: - Bài 1 (Trang 110): Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật có chiều dài 5dm, chiều rộng 4dm. - Bài 1 (Trang 111): Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh 1,5m. - Bài 3 (Trang 122): Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 8cm, chiều rộng 7 cm và chiều cao 9 cm. Một hình lập phương có cạnh bằng trung bình cộng của ba kích thước của hình hộp chữ nhật trên . Tính: a) Thể tích hình hộp chữ nhật b) Thể tích hình lập phương => Qua ba bài tập trên, HS tính được diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
          9. Thực hiện được việc ước lượng thể tích trong một số trường hợp đơn giản (ví dụ: thể tích của hộp phấn viết bảng,...)
          10. Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến đo thể tích, dung tích, thời gian
          11. VD: (Trang 124 - Bài 3): Tính nhanh: Bạn Hạnh xếp các hình lập phương nhỏ có cạnh 1cm thành hình bên . Hỏi: a) Hình bên có bao nhiêu hình lập phương nhỏ. b) Nếu sơn các mặt ngoài của hình bên thì diện tích cần sơn là bao nhiêu xăng – ti – mét vuông
          12. Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải các bài toán liên quan đến chuyển động đều (tìm vận tốc, quãng đường, thời gian của một chuyển động đều)
          13. VD: - (Trang 139) Bài 1: Một con đà điểu khi cần có thể chạy được 5250m trong 5 phút. Tính vận tốc độ chạy của đà điểu. - (Trang 141) Bài 2: Một người đi xe đạp trong 15 phút với vận tốc 12,6 km/giờ. Tính quãng đường đi được của người đó. - (Trang 143) Bài 2: a) Trên quãng đường 23,1 km, một người đi xe đạp với vận tốc 13,2 km/giờ. Tính thời gian đi của người đó.
  3. Một số yếu tố thống kê và xác suất
    1. Một số yếu tố thống kê
      1. Một số yếu tố thống kê
        1. Thu thập, phân loại, sắp xếp các số liệu
          1. Thực hiện được việc thu thập, phân loại, so sánh, sắp xếp số liệu thống kê theo các tiêu chí cho trước
        2. Đọc, mô tả biểu đồ thống kê hình quạt tròn. Biểu diễn số liệu bằng biểu đồ thống kê hình quạt tròn
          1. Đọc và mô tả được các số liệu ở dạng biểu đồ hình quạt tròn
          2. VD: (Giới thiệu biểu đồ hình quạt - Trang 101): Hình vẽ dưới đây là biểu đồ hình quạt cho biết tỉ số phần trăm các loại sách trong thư viện của một trường tiểu học.
          3. Sắp xếp được số liệu vào biểu đồ hình quạt tròn (không yêu cầu học sinh vẽ hình)
          4. VD: (Bài 3 - Trang 175) Luyện tập chung: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: Biểu đồ dưới đây cho biết kết quả điều tra về ý thích chơi các môn thể thao của 40 học sinh: A. 5 học sinh B. 9 học sinh C. 25 học sinh D. 20 học sinh
          5. Lựa chọn được cách biểu diễn (bằng dãy số liệu, bảng số liệu, hoặc bằng biểu đồ) các số liệu thống kê
          6. VD: (Bài 2 - Trang 174) Luyện tập chung: a) Hãy bổ sung vào các ô còn bỏ trống trong bảng dưới đây: b) Dựa vào bảng trên hãy vẽ tiếp các cột còn thiếu trong biểu đồ dưới đây:
        3. Hình thành và giải quyết vấn đề đơn giản xuất hiện từ các số liệu và biểu đồ thống kê hình quạt tròn đã có
          1. Nêu được một số nhận xét đơn giản từ biểu đồ hình quạt tròn
          2. VD: Giới thiệu biểu đồ hình quạt (Trang 101) - Biểu đồ có dạng hình tròn được chia thành nhiều phần. Trên mỗi phần của hình tròn đều ghi các tỉ số phần trăm tương ứng. - Biểu đồ biểu thị tỉ số phần trăm các loại sách có trong thư viện của một trường tiểu học. - Hình tròn tương ứng với 100% và là tổng số sách có trong thư viện.
          3. Làm quen với việc phát hiện vấn đề hoặc quy luật đơn giản dựa trên quan sát các số liệu từ biểu đồ hình quạt tròn
          4. VD: Bài 1: Giới thiệu biểu đồ hình quạt (Trang 102) a) Thích màu xanh b) Thích màu đỏ c) Thích màu trắng d) Thích màu tím - Từ biểu đồ ta thấy có 40% số học sinh thích màu xanh, 25% số học sinh thích màu đỏ, 20% số học sinh thích màu trắng và 15% số học sinh thích màu tím. Từ đó ta tìm được số học sinh thích mỗi loại màu đó. - Quy tắc tìm a% của một số B: Muốn tìm a% của B ta có thể lấy B chia cho 100 rồi nhân với a hoặc lấy B nhân với a rồi chia cho 100.
          5. Giải quyết được những vấn đề đơn giản liên quan đến các số liệu thu được từ biểu đồ hình quạt tròn
          6. VD: (Trang 102): Biểu đồ hình quạt bên cho biết tỉ số phần trăm học sinh tham gia các môn thể thao của lớp 5C. Biết rằng lớp 5C có 32 học sinh, hỏi có bao nhiêu bạn tham gia môn Bơi?
          7. Nhận biết được mối liên hệ giữa thống kê với các kiến thức khác trong môn Toán và trong thực tiễn (ví dụ: số thập phân, tỉ số phần trăm,...)
          8. VD: (Bài 2 - Trang 102): Biểu đồ dưới đây nói về kết quả học tập của học sinh ở một trường tiểu học: Hãy đọc tỉ số phần trăm của học sinh giỏi, học sinh khá và học sinh trung bình trên biểu đồ.
    2. Một số yếu tố xác suất
      1. Một số yếu tố xác suất
        1. Tỉ số mô tả số lần lặp lại của một khả năng xảy ra (nhiều lần) của một sự kiện trong một thí nghiệm so với tổng số lần thực hiện thí nghiệm đó ở những trường hợp đơn giản
          1. Sử dụng được tỉ số để mô tả số lần lặp lại của một khả năng xảy ra (nhiều lần) của một sự kiện trong một thí nghiệm so với tổng số lần thực hiện thí nghiệm đó ở những trường hợp đơn giản (ví dụ: sử dụng tỉ số 2/5 để mô tả 2 lần xảy ra khả năng “mặt sấp đồng xu xuất hiện” của khi tung đồng xu 5 lần)